Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

ĐIỀU KIỆN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH
0905935699
1. Các yêu cầu để thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT, thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  •  Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này(phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng), phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
  •  Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi:

Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá (tổ chức, cá nhân tự tiến hành việc khảo nghiệm và đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành)
Đối với thức ăn chăn nuôi mới: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá

2. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:

a) Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước

- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);

- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định). Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh. Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;

- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

b) Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM
0905935699
1. Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em?
      Bộ Khoa học và Công nghệ  ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN quy định “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ”.
      Theo đó, kể từ ngày 15/4/2010, Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN

2. Phương thức chứng nhận
Theo QĐ 401-TCĐ thì ĐCTE được chứng nhận hợp quy theo các phương thức sau:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
CNHQ sẽ có hiệu lực 1 năm
- Phương thức 5: : Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuấhoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Điều kiện: ĐCTE được sản xuất bởi cơ sở đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng/điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất.
- Phương thức 7Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Điều kiện:

  • ĐCTE sản xuất chưa được chứng nhận hơp quy theo phương thức 1 hoặc chưa đủ điều kiện để CNHQ theo phương thức 5
  • ĐCTE nhập khẩu chưa được thực hiện CNHQ theo phương thức 1 hoặc 5
3. Danh mục sản phẩm không được coi là đồ chơi trẻ em

4. Hồ sơ công bố hợp quy
- Giấy đăng ký kinh doanh-đăng ký lĩnh vực sản xuất
- Hệ thống ĐBCL/ISO 9001
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em
Chứng nhận hợp quy Thuốc bảo vệ thực vật

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ GIA DỤNG-0905935699 
1. VÌ SAO CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TƯ GIA DỤNG?

Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các nhà sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc danh mục bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy phải tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng nhận sản phẩm phù hợp với các Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và/ hoặc QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ. Trên cơ sở giấy Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục làm thủ tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường sở tại và dán tem hợp quy (dấu hợp quy) trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường.


2. DANH MỤC THIẾT BỊ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
2.1 Chứng nhận hợp quy An toàn điện theo QCVN 4:2009/BKHCN:
Theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN thì các dụng cụ điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy an toàn điện:

-   Dụng cụ đun nước nóng tức thời

-   Dụng cụ đun nước nóng và chứa nước nóng

-   Máy sấy tóc và dụng cụ làm đầu

-   Ấm đun nước (ấm điện)

-   Nồi cơm điện

-   Quạt điện

-   Bàn là điện

-   Lò vi sóng

-   Lò nướng điện và vỉ nướng điện loại di động

-   Dây điện bọc nhựa PVC

-   Dụng cụ đun nước nóng kiểu nhúng

-   Dụng cụ pha chè, cà phê

-   Máy sấy khô tay
2.2 Chứng nhận hợp quy tương thích điện từ theo QCVN 9:2012/BKHCN:
Theo QCVN 9:2012/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, các thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải chứng nhận hợp quy:

-   Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời

-   Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện

-   Bóng đèn có balat lắp liền

-   Máy hút bụi

-   Máy giặt

-   Tủ lạnh, tủ đá

-   Điều hòa không khí
2.3 Công bố hợp quy:
Sau khi được chứng nhận và cấp Giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sở tại
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận HACCP
Chứng nhận hợp quy điện điện tử







Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018


CHỨNG NHẬP HỢP QUY ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

 0905935699 


Theo QCVN04:2009/BKHCN, các sản phẩm thuộc thiết bị điện-điện từ bắt buộc chứng nhận hợp quy
Theo phụ lục Danh mục các thiết bị điện-điện tử phải đảm bảo yêu cầu an toàn theo QCVN04:2009/BKHCN thì những sản phẩm phải thực hiện chứng nhận hợp quy gồm:
1. Dụng cụ diện dun nuớc nóng tức thời
2. Dụng cụ diện dun nuớc và chứa nuớc nóng
3. Máy sấy tóc và các dụng cụ làm dầu khác
4. Ấm dun nuớc
5. Nồi com diện
6. Quạt diện
7. Bàn là diện
8. Lò vi sóng
9. Lò nuớng diện, vỉ nuớng diện (loại di dộng)
10. Dây diện bọc nhựa PVC có diện áp danh dịnh dến và bằng 450/750 V
11. Dụng cụ diện dun nuớc nóng kiểu nhúng
12. Dụng cụ pha chè hoặc cà phê
13. Máy sấy khô tay

Thông tư 21/2016-BKHCN, kể từ ngày 01/08/2018, các sản phẩm dây và cáp điện sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải áp dụng các quy định sửa đổi 1:2016 QCVN04:2009/BKHCN
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận HACCP
Chứng nhận hợp quy điện điện tử

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

TIÊU CHUẨN HACCP LÀ GÌ?-0905935699 
1. HACCP là gì?
   HACCP(Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm - CODEX - chấp nhận. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
   Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.  Những nguyên tắc của chứng nhận HACCP
- Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn ở các giai đoạn: Sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
- Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points). Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
- Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn. Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
- Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
- Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
- Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
12 bước xây dựng hệ thống HACCP


3. Lợi ích từ HACCP
Về mặt thị trường:
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng với việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP,
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp,
  • Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và cộng đồng xã hội,
  • Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc,
  • Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
  • Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng,
  • Giảm thiểu chi phí tái chế và sản phẩm huỷ nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm.
Về mặt quản lý rủi ro:
  • Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,
  • Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,
  • Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
  • Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
  • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
4. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,...
  • Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp
  • Các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA ISO 9001:2015 SO VỚI PHIÊN BẢN ISO 9001:2008-0905935699
Phiên bản mới ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/09/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008) với những thay đổi đột phá, giúp doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổ chức ISO kỳ vọng có thể duy trì đến 25 năm.
Cấu trúc: Bản dự thảo ISO 9001:2015 DIS tuân theo cấu trúc cao cấp mới, nhằm tương thích với những yêu cầu của hướng dẫn ISO và bao gồm 10 mục chính sau đây:

1. Phạm vi

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Bối cảnh của tổ chức

5. Lãnh đạo

6. Hoạch định

7. Hỗ trợ

8. Quá trình hoạt động

9. Đánh giá thực hiện

10. Cải tiến

Tóm tắt những thay đổi căn bản

- Thuật ngữ “sản phẩm” được thay thế bằng “sản phẩm và dịch vụ”.

- Khái niệm “thông tin được văn bản hóa” sẽ thay thế “tài liệu và hồ sơ”. Mục đích đem đến sự linh động hơn cho người sử dụng. Những quy trình văn bản vốn được yêu cầu trước kia sẽ không còn cần thiết.

- “Môi trường thực hiện các quá trình vận hành” thay cho “môi trường làm việc”: môi trường cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức nhằm đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ, bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội, tâm lý môi trường và các yếu tố khác (môi trường làm việc, môi trường sản xuất, môi trường vận chuyển, …).

- Định nghĩa “sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài”sẽ rõ ràng hơn “sản phẩm mua ngoài” của phiên bản năm 2008.

- “Nhà cung cấp” được thay thế bằng “nhà cung ứng bên ngoài”.

- “Các bên quan tâm” là thuật ngữ mới được sử dụng trong bản dự thảo, là những cá nhân và tổ chức có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi các hành động và quyết định của tổ chức.

- Bối cảnh của tổ chức: Cơ cấu khung mới đã giới thiệu 2 điều khoản mới liên quan đến bối cảnh của tổ chức. Phần này sẽ bao gồm các yêu cầu liên quan đến sự thấu hiểu về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, nhu cầu và kỳ vọng của các bên quan tâm. Ngoài ra, bất kỳ vấn đề nội bộ, bên ngoài và những điều kiện khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tổ chức cũng như kết quả dự kiến đều phải được xác định. 

- Tiếp cận theo quá trình: Bản dự thảo tiếp cận vấn đề này rõ ràng và dứt khoát hơn qua mục 4.4 “hệ thống quản lý chất lượng và quá trình của hệ thống”, mục này liệt kê tất cả những yêu cầu căn bản của một phương pháp tiếp cận quản lý theo quá trình. Đầu vào và đầu ra của từng quá trình phải được xác định rõ ràng.

- Mục tiêu: Không chỉ đơn giản là thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động như phiên bản 2008. Về việc đạt được các mục tiêu đã đưa ra, bản dự thảo cho thấy rằng tổ chức cần phải xác định điều gì sẽ được thực hiện, những nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm, thời điểm hoàn thành và việc thực hiện các hành động để đạt được các mục tiêu đề ra.

- Nhận diện rủi ro và cơ hội: Bản dự thảo cho thấy không có điều khoản riêng biệt cho “hành động phòng ngừa” vì việc áp dụng công cụ phòng ngừa vốn là tiêu chí chính của một hệ thống quản lý chất lượng. Thay vào đó, phương thức tiếp cận trên cơ sở đánh giá rủi ro được đề cập tại nhiều điều khoản trong phiên bản này, từ mục đánh giá rủi ro tại khoản 4.4, mục 5.5.1 liên quan đến vấn đề về lãnh đạo, khoản 6.1 “hành động nhận diện rủi ro và cơ hội”, khoản 8.1 “hoạch định và kiểm soát hoạt động” và khoản 9.3 “xem xét của lãnh đạo”.


- Sự lãnh đạo: Khoản 5 trước đó là “trách nhiệm của lãnh đạo” được thay thế bằng “sự lãnh đạo”. Lãnh đạo cao nhất sẽ được yêu cầu tham gia tích cực trong các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. Những trách nhiệm vốn trước kia thuộc đại diện chất lượng, nay sẽ được gắn liền vào ban lãnh đạo cấp cao.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT- 0905935699
1. ĐÁ ỐP LÁT TỰ NHIÊN LÀ GÌ?
     Đá ốp lát tự nhiên là loại đá tự nhiên được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomite trong suốt quá trình chuyển động, tái tạo và biến đổi không ngừng của thiên nhiên. Hiện nay, đá ốp lát tự nhiện chủ yếu được khai thác và chế biến thành đá tấm đá khố dùng làm vật liệu để ốp lát trong ngành xây dựng, trang trí nhà của được áp dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
     Đá tự nhiện sẽ bao gồm:

  •  Đá cẩm thạch, đá marble (đá biến chất)
  • Đá hoa cương, đá granite (đá magma)
  • Đá trầm tích (đá vôi-travertine)
2. ĐÁ ỐP LÁT TỰ NHIÊN CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY HAY KHÔNG?
      Đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD
      Đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng
3. CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT LÀ GÌ?
     Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa, VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc.
4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO ỐP LÁT VỚI DOANH NGHIỆP 
– Chứng nhận hợp quy là chấp hành pháp luật

– Tạo được niềm tin cũng như một phần ấn tượng đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới

– Tạo điều kiện thanh toán công trình nhanh chóng, đơn giản hơn

– Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận hợp quy
Viện Năng Suất Chất Lượng Deming
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy Gạch