Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - 0905527089

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ ?
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc....
Kết quả hình ảnh cho vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ.
  • Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%) – chủ yếu do các chủng Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria.
    • Vi khuẩn Salmonella: là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại thực phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa sống…) nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc còn hơi tươi sống.
    • Vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6oC) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh. Khuẩn Listéria tác hại nhiều nhất cho thai phụ, gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.
    • Độc tố: chiếm 20-30% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Trong số này, khuẩn Staphylococcus Aureus hiện diện trong các món ăn làm bằng tay (bánh ngọt), khuẩn Clostridium Perfringens hay phát sinh trong các món được nấu nướng và hâm nóng.

Kết quả hình ảnh cho vi khuẩn salmonella


Vi khuẩn Salmonella


  • Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%): CN-, As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc là do ăn phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất.
  • Thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (6 – 37,5%):
    • Xyanua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng… (liều tử vong đối với người 50–90 mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộ độc cấp tính.
    • Phytat trong ngũ cốc (hàm lượng = 2-5gr/kg), là muối của Calci Phytic. Khi nhận 1g Phytat cơ thể lập tức bị mất đi 1g Calcium.
    • Ancaloit (Solamin và Chaconin) trong khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời thì hàm lượng Solanin (chất gây độc) tăng lên rất cao.
    • Axít Oxalic- chất chống calci thường có ở khế, me… (5g Acid Oxalic đủ gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg).
    • Nấm mốc thường gặp trong môi trường nóng ẩm ở nước ta, nhất là ở trong các loại ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, và còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc rất độc và có thể gây ung thư gan.

Kết quả hình ảnh cho nấm mốc


    Nấm mốc

      • Histamin trong thức ăn ôi thiu.
      • Nấm độc, cá nóc, thịt cóc… với độc tố Tetradotoxin.

    Ngoài ra còn rất nhiều trường hơp ngộ độc mà không thể xác định được nguyên nhân. Theo điều tra của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy:
    • Kem ăn có 55,2% không đạt chất lượng (với 75,4% E.coli; 70,3% Staphaurens).
    • Thực phẩm đường phố ăn ngay 87,5% nhiễm vi sinh.
    • Nước giải khát lề đường 85,7% không đạt tiêu chuẩn…
    Đó là chưa kể các thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch), hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học).

    Giòi bọ trong thực phẩm
    Do vậy để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt…) đang còn sống. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán… để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng.
    Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch. Sắn (khoai mì) chứa xyanua, cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi. Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu. Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi… có thể động chạm đến.


    Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
    Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089 để được tư vấn tốt nhất.

    Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

    CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM - Ms Mơ - 0989654173

    Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert (“VietCert”) xin gửi tới Quý Đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
    Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật. Được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định là đơn vị chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đầu tiên và duy nhất hiện nay.
    CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM
    Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em là việc làm mang tính chất bắt buộc nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ em theo quy định
    Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em:
    Theo Quy định công bố hợp quy thì Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ
    Đồ chơi trẻ em cần được đảm bảo phù hợp các Yêu cầu về an toàn đã được quy định rõ trong QCVN 3 : 2009/BKHCN
    Phương thức đánh giá hợp quy có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau:
    Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
    Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
    Sau đó đồ chơi trẻ em cần được tiến hành chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định theo Thông tư số 09/2009/TTBKHCN. Nhà sản xuất hay nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ để tiến hành chứng nhận và công bố
    Đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, dấu hợp quy đồ chơi trẻ em sẽ được cấp theo mẫu sau khi đơn vị đã hoàn thành thủ tục hợp quy theo quy định.
    Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
              Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
    Trân trọng cám ơn.
    Best regards,


    Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

    Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:


    Ngày 26/07/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về “Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”.
    Thông tư Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2017, tuy nhiên, trước khi văn bản này có hiệu lực, bạn vẫn có thể tham khảo các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm Thông tư này) để xây dựng TCCS và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật.
    Sau ngày 26/01/2017, khi Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực bạn có thể thực hiện các bước để được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đưa sản phẩm vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
    Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
    Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT “Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;…“.
    Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
    * Thành phần hồ sơ:
    - Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
    - Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
    - Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).
    - Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (do Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại thành lập và thực hiện khảo nghiệm).
    - Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
    - Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
    * Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
    Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
    Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898


    Giám định, chứng nhận thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu


    Chúng tôi TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT được Bộ khoa học công nghệ chỉ định là tổ chức giám định đối với ngành khoa học công nghệ trong lĩnh vực giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa là Thép cụ thể:

    A. Giám định, chứng nhận thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu
     Phương pháp công bố tiêu chuẩn:
    1. Tự công bố tiêu chuẩn theo mẫu trong thông tư 27/2012/TT-BKHCN
    2. Thuê tổ chức giám định, chứng nhận chất lượng thép được Bộ khoa học công nghệ chỉ định (cụ thể là Trung Tâm VietCert)
        Trình tự như sau:
              - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng tại Trung Tâm VietCert theo mẫu của chúng tôi cấp.
             - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng theo Mẫu 1/ĐKKT ban hành kèm theo TT 27/2012/TT/BKHCN. Trong 01 ngày  làm việc cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) xác nhận người khai hải quan đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu  trên bản đăng ký của người khai hải quan và người khai hải quan nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

           - Người khai hải quan lấy kết quả kiểm tra chất lượng của VietCert cấp gồm 03 bản gốc, sau đó (01 bản nộp cơ quan Hải quan (nếu cơ quan hải quan yêu cầu),  01 bản nộp Chi cục đo lường chất lượng nơi mở tờ khai, 01 bản lưu tại doanh nghiệp, thời hạn nộp kết quả trong vòng 15 ngày sau kể từ ngày thông quan hàng hóa.


    B.  Giám định, chứng nhận thép làm cốt bê tông nhập khẩu và thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước:

    - Đối với hàng hóa thép cốt bê tông thuộc nhóm 2 do Bộ khoa học công nghệ quản lý thì bắt buộc phải giám định, chứng nhận chất lượng thép cốt bê tông sản xuất trong nước,  nhập khẩu.

    Trình tự như sau:
             - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng tại VietCert theo mẫu của chúng tôi cấp.
            - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng theo Mẫu 1/ĐKKT ban hành kèm theo TT 27/2012/TT/BKHCN. Trong 01  ngày  làm việc cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) xác nhận người khai hải quan đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu  trên bản đăng ký của người khai hải quan và người khai hải quan nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

             - Người khai hải quan lấy kết quả kiểm tra chất lượng của VietCert cấp gồm 03 bản gốc, sau đó (01 bản nộp cơ quan Hải quan (nếu cơ quan hải quan yêu cầu),  01 bản nộp Chi cục đo lường chất lượng nơi mở tờ khai, 01 bản lưu tại doanh nghiệp, thời hạn nộp kết quả trong vòng 15 ngày sau kể từ ngày thông quan hàng hóa.
    - Nội dung giám định, chứng nhận thép làm cốt bê tông nhập khẩu và thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước theo QCVN 7:2011/BKHCN theo phương thức 7 đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm hàng hóa
    Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
    Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898



    BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


    BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
    Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
    Sau gần 1 năm qua nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu xây dựng đã được ban hành thay thế. 
    Cơ bản nội dung QCVN 16:2017/BXD có một số điểm mới sau:
    Về nguyên tắc công bố hợp quy:
    a) Công bố hợp quy phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
    b) Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
    c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
    Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy: 
    - Thiết bị vệ sinh
    - Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
    - Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
    - Cửa đi, cửa sổ
    Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
    - Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
    - Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
    Về phương thức chứng nhận hợp quy:
    - Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
    - Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
    - Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
    Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
    Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
    Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898


    MỤC TIÊU CHÍNH CỦA ISO 14001 :


    Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường
    Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;
    Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường
    Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
    Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm
    Để có thể đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 14001 đơn vị cần phụ thuộc vào các yếu tố:
    Quy mô của tổ chức
    Vị trí của tổ chức
    Phạm vị áp dụng của tổ chức
    Chính sách môi trường của tổ chức
    Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
    Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
    Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ
               Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
                Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
    Trân trọng cám ơn.
    Best regards,
    -------------------------------------------
    TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
    Hotline: 0905707389- Ms Diệp
    ISO 14001


    Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc trong Tiêu chuẩn này, vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.
    ISO 14001:2015 là công sức nghiên cứu của 121 chuyên gia của đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia về phát triển môi trường thuộc ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 để có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường chính trị ,xã hội hiện nay.
    Vào tháng 9/2015, bản ISO 14001:2015 đã được chính thức công bố và áp dụng. Tất cả chứng nhận ISO 14001:2004 đều sẽ hết hiệu lực vào tháng 09/2018, như vậy có nghĩa là trong vòng 3 năm tới những đơn vị nào áp dụng ISO 14001:2004 đều phải cập nhật lên chứng nhận ISO 14001:2015

    ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 14001 :

    Nhờ tính tổng quát và được chấp nhận trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.

    ISO 14001 đề cập chủ yếu đến :

    Hệ thống quản lý môi trường
    Đánh giá môi trường.
    Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
    Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.
    Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.
    Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại
    QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 14001:
    Tương tự như chứng nhậnISO 9001, quy trình chứng nhận ISO 14001 cũng được thực hiện tương tự, gồm các bước sau:
    Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
    Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
    Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
    Giai đoạn 4: Chứng nhận
    Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
              Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
    Trân trọng cám ơn.
    Best regards,
    -------------------------------------------
    TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
    Hotline: 0905707389- Ms Diệp

    Lợi ích của ISO 22000?


    ISO 22000 là gì?
    Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
    Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000HACCP là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
    Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
    Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).
    Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
    Đến đây bạn đã nắm được ISO 22000 là gì rồi phải không?
    Lợi ích của ISO 22000?
    10 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm là gì?
    1.     Tuân thủ yêu cầu pháp luật
    2.     An toàn thực phẩm khi sử dụng
    3.     Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
    4.     Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
    5.     Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
    6.     Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
    7.     Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
    8.     Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
    9.     Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
    10.   Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
    Trên đây là 10 lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000
    Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
              Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
    Trân trọng cám ơn.
    Best regards,
    -------------------------------------------
    TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
    Hotline: 0905707389- Ms Diệp