Hiển thị các bài đăng có nhãn Haccp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Haccp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP - 0905727089


Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, năm 2006, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên.

Vào ngày 28/1/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên là VietGAP (viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices). Đây là một bộ quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, được áp dụng đối với từng nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Hình ảnh có liên quan

Nấm là loại thức ăn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, nhưng quá trình trồng và chăm sóc cần có kỹ thuật cũng như thời gian nên giá thành cao hơn so với nhiều loại rau khác. Trồng nấm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Phải dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển tốt.

Để đạt được tiêu chuẩn nấm sạch VietGAP, nhà lồng trồng nấm phải tách biệt với các khu nuôi trồng khác để nấm không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, các chất độc hóa học từ môi trường cũng như dễ dàng kiểm soát các vi sinh vật gây hại trong nhà nấm. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích có hại cho nấm.

Lợi ích khi áp dụng VietGAP

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho cơ quan quản lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Chứng nhận ISO 22000 - 0905727089

CHỨNG NHẬN ISO 22000

1. ISO 22000 là gì?
  ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

  Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 20/06/2018 thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005.

Kết quả hình ảnh cho ISO 22000

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:


  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI MUỐN CHUYỂN ĐỔI SANG ISO 9001:2015 - 0905727089

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG 

GÌ KHI MUỐN CHUYỂN ĐỔI SANG 

ISO 9001:2015


ISO 9001 là tiêu chuẩn nêu ra các yêu cầu có tính bao quát đầy đủ các yếu tố đối với một hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ việc ký kết hợp đồng.



Kết quả hình ảnh cho iso 9001 2015


Những Doanh Nghiệp đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có mong muốn chuyển đổi sang phiên bản mới cần thực hiện những nội dung dưới đây:
–          Nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 9001:2015
–          Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng
–          Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho tổ chức, doanh nghiệp
–          Rà soát lại cấu trúc của hệ thống tài liệu
–          Bổ sung/duy trì các thông tin dạng văn bản(các tài liệu mới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng
–          Xác định bối cảnh của tổ chức, doanh nghiệp
–          Xác định các bên liên quan có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng
–          Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
–          Phân công lại trách nhiệm quyền hạn (nếu có thay đổi)
–          Ban hành lại Chính sách chất lượng (nếu có thay đổi)
–          Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO 9001:2015
–          Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về hệ thống quản lý chất lượng, về Chính sách chất lượng cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, doanh nghiệp
–          Xây dựng các mục tiêu, kế hoạch thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng
–          Xác định và đánh giá rủi ro và cơ hội
–          Lưu giữ các thông tin dạng văn bản (hồ sơ) theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng
–          Thiết lập các quá trình vận hành
–          Xem xét quá trình thiết kế (nếu áp dụng hoạt động Thiết kế0
–          Kiểm soát các quá trình cung cấp từ bên ngoài.
–          Đánh giá kết quả thực hiện
–          Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2015
–          Thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mới
–          Thực hiện hoạt động Xem xét của lãnh đạo
–          Liên hệ với các tổ chức chứng nhận để được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

LỢI ÍCH CỦA ISO 9001 ĐỐI VỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  • Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
  • Củng cố uy tín của lãnh đạo.
  • Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
  • Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
  • Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
  • Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
  • Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
  • Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
  • Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Chứng nhận VIETGAP hợp tác xã Thanh Long Song Phú

Ngày 29-30/6/2018 VietCert tổ chức đoàn đánh giá chứng nhận VietGap cho 23 hộ dân trồng thanh long ruột đỏ và hồng tím thuộc hợp tác xã Thanh Long Song Phú - Vĩnh Long




























TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT

Chuyên gia đánh giá: Lê Khắc An
Mobile: 0905.875.992
Skype: Khắc An
Website: www.vietcert.org




Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - 0905527089

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ ?
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc....
Kết quả hình ảnh cho vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ.
  • Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%) – chủ yếu do các chủng Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria.
    • Vi khuẩn Salmonella: là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại thực phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa sống…) nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc còn hơi tươi sống.
    • Vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6oC) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh. Khuẩn Listéria tác hại nhiều nhất cho thai phụ, gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.
    • Độc tố: chiếm 20-30% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Trong số này, khuẩn Staphylococcus Aureus hiện diện trong các món ăn làm bằng tay (bánh ngọt), khuẩn Clostridium Perfringens hay phát sinh trong các món được nấu nướng và hâm nóng.

Kết quả hình ảnh cho vi khuẩn salmonella


Vi khuẩn Salmonella


  • Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%): CN-, As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc là do ăn phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất.
  • Thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (6 – 37,5%):
    • Xyanua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng… (liều tử vong đối với người 50–90 mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộ độc cấp tính.
    • Phytat trong ngũ cốc (hàm lượng = 2-5gr/kg), là muối của Calci Phytic. Khi nhận 1g Phytat cơ thể lập tức bị mất đi 1g Calcium.
    • Ancaloit (Solamin và Chaconin) trong khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời thì hàm lượng Solanin (chất gây độc) tăng lên rất cao.
    • Axít Oxalic- chất chống calci thường có ở khế, me… (5g Acid Oxalic đủ gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg).
    • Nấm mốc thường gặp trong môi trường nóng ẩm ở nước ta, nhất là ở trong các loại ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, và còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc rất độc và có thể gây ung thư gan.

Kết quả hình ảnh cho nấm mốc


    Nấm mốc

      • Histamin trong thức ăn ôi thiu.
      • Nấm độc, cá nóc, thịt cóc… với độc tố Tetradotoxin.

    Ngoài ra còn rất nhiều trường hơp ngộ độc mà không thể xác định được nguyên nhân. Theo điều tra của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy:
    • Kem ăn có 55,2% không đạt chất lượng (với 75,4% E.coli; 70,3% Staphaurens).
    • Thực phẩm đường phố ăn ngay 87,5% nhiễm vi sinh.
    • Nước giải khát lề đường 85,7% không đạt tiêu chuẩn…
    Đó là chưa kể các thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch), hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học).

    Giòi bọ trong thực phẩm
    Do vậy để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt…) đang còn sống. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán… để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng.
    Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch. Sắn (khoai mì) chứa xyanua, cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi. Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu. Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi… có thể động chạm đến.


    Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
    Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089 để được tư vấn tốt nhất.

    Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

    Haccp

    1. HACCP là gì?
    HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Poin - HACCP) là một hệ thống các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa toàn diện và hiệu quả trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu - bán thành phẩm - thành phẩm, kiểm soát các yếu tố nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ, môi trường, con người tham gia quá trình và đặc biệt phân tích, xác lập và tổ chức kiểm soát các điểm trọng yếu dễ phát sinh trong quá trình tránh những rủi ro liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

    2. Tại sao HACCP có ý nghĩa?
    - Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng
    - Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
    - Đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các bên liên quan.

    3. HACCP hỗ trợ như thế nào?
    - Là giải pháp đổi mới doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế, đổi mới quản lý và tăng cường tiếp thị, thông qua sự phát triển công nghệ và cải tiến qui trình chế biến.
    - Đổi mới cách thức quản lý chất lượng phù hợp thông lệ và đòi hỏi của thế giới. Mục tiêu từ loại bỏ lỗi thành phẩm sang chủ động phòng ngừa trong suốt quá trình hình thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh;

    4. Áp dụng HACCP tại đâu?
    HACCP là phương thức quản lý mang tính hệ thống áp dụng cho ngành thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm CODEX ban hành. Nó được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) yêu cầu tất cả các nước thành viên và các nước trong quá trình gia nhập WTO áp dụng chúng, coi đây là phương tiện kiểm soát an toàn thực phẩm trong thương mại thế giới. Liên minh Châu Âu, các nước Mỹ, Canađa, Úc, Nhật…đều yêu cầu bắt buộc cơ sở sản xuất thực phẩm áp dụng HACCP hoặc thực phẩm vào EU phải được sản xuất ở cơ sở áp dụng HACCP.

    5. Khi nào hữu ích?
    Tổ chức muốn khẳng định rằng cơ sở mình đang có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt nhất và an toàn nhất có thể, nâng cao uy tín sản phẩm và doanh nghiệp
    Tổ chức muốn tham gia đấu thầu, mở rộng thị phần và thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu, thị trường khó tính yêu cầu có HACCP
    Tổ chức muốn sử dụng dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP trên nhãn sản phẩm tạo lòng tin khách hàng, trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng giới thiệu cơ sở

    6. HACCP đem lại lợi ích cho ai?
    - Đối với cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đây là căn cứ để xem xét áp dụng chế độ kiểm tra giảm đối với lô sản phẩm và đối với cơ sở;
    - Đối với các doanh nghiệp: giúp tiết kiệm chi phí, nguồn lực và thời gian, có cơ hội hòa nhập với thị trường quốc tế.
    - Đối với người tiêu dùng: được đảm bảo về an toàn và chất lượng sản phẩm