Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

TIÊU CHUẨN HACCP LÀ GÌ?-0905935699 
1. HACCP là gì?
   HACCP(Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm - CODEX - chấp nhận. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
   Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.  Những nguyên tắc của chứng nhận HACCP
- Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn ở các giai đoạn: Sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
- Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points). Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
- Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn. Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
- Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
- Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
- Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
12 bước xây dựng hệ thống HACCP


3. Lợi ích từ HACCP
Về mặt thị trường:
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng với việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP,
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp,
  • Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và cộng đồng xã hội,
  • Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc,
  • Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
  • Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng,
  • Giảm thiểu chi phí tái chế và sản phẩm huỷ nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm.
Về mặt quản lý rủi ro:
  • Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,
  • Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,
  • Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
  • Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
  • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
4. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,...
  • Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp
  • Các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét