Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

TỔNG QUAN ISO 9001

ISO 9001:2015: Tự tin hơn về sản phẩm, cải thiện quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn.
Bạn có muốn chuyển đổi hoạt động riêng lẻ trong công ty thành hệ thống các quá trình ? Bạn có muốn sản phẩm/dịch vụ cuối cùng của bạn có chất lượng ổn định và mức chi phí sản xuất thấp hơn? Bạn có nghĩ rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ có chất lượng cao hơn? Tất cả đều có thể.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp cải thiện các yếu điểm trong hệ thống quản lý, giúp bạn đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ và đảm bảo tỷ lệ phế phẩm ít hơn ở cuối quá trình của bạn.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp bạn kiểm soát được việc đảm bảo chất lượng. Hoạt động kiểm tra giám sát định kỳ của VietCert giúp cho hệ thống của bạn được kiểm soát tối đa. Khi VietCert chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của bạn, nghĩa là công ty của bạn đã chứng minh với khách hàng về tính đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng; điều đó giúp bạn có thể đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của khách hàng, kể cả những mong đợi tiềm ẩn mà khách hàng chưa chia sẻ với bạn. Bất kể bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.

ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp . Nó áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp , và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng. ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho hầu như bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ , được thực hiện bởi bất kỳ quá trình bất cứ nơi nào trên thế giới.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9001 là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 4 tiêu chuẩn:

- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.

- ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

- ISO 9004: 2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững.

- ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý.

Làm thế nào để bạn bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001? Quá trình đó như thế nào?

■ Trước tiên tổ chức/doanh nghiệp phải xác định các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và làm thế nào để áp dụng?

■ Thiết lập mục tiêu chất lượng phù hợp với hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

■ Đề ra một chính sách chất lượng là kim chỉ nam nhằm có một hệ thống thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn.

■ Văn bản hóa các tài liệu cần thiếu theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

■ Đánh giá chính sách chất lượng , mục tiêu đề ra và sau đó đến các yêu cầu để đảm bảo tất cả đều được đáp ứng.

■ Đào tạo cho toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp về hệ thống quản lý.

■ Tổ chức/doanh nghiệp tiến hành áp dụng và thực hiện các biện pháp đảm bảo các quy trình/qui định được đề ra là phù hợp và được tuân thủ .

■ Sau khi áp dụng, tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo hệ thống có hiệu quả.

Bắt đầu quá trình để đạt được chứng nhận IS0 9001

Đánh giá tiêu chuẩn ISO 9001 khi tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được đáp ứng, là đến lúc bạn cần phải mời tổ chức chứng nhận bên thứ 3 như VietCert.

Sau khi chứng nhận thành công, tổ chức/doanh nghiệp được tổ chức chứng nhận bên thứ 3 cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Sau đó tổ chức chứng nhận bên thứ 3 sẽ tiến hành đánh giá giám sát tổ chức/doanh nghiệp ( thường là một lần hoặc hai lần một năm ) để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả.

Chi phí bao nhiêu để được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 ?

Tổ chức chứng nhận Vietcert chỉ cạnh tranh về chất lượng, Chúng tôi đề cao giá trị gia tăng về kiến thức, kinh nghiệm, cũng như lợi ích vô hình về mặt kinh tế mà chúng tôi mang lại cho bạn trong quá trình đánh giá chứng nhận.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp
Email:  vietcert.kd62@gmail.com

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Quy trình, lợi ích của ISO 14001:2015


ISO 14001:2015 sẽ mang lại những lợi ích gì với doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn?
Có nhiều lý do tại sao một tổ chức nên tiếp cận một cách có chiến lược để cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Có rất nhiều lợi ích khi chỉ ra sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2015


Lợi ích của ISO 14001:2015?
• Thể hiện phù hợp với các yêu cầu luật định ở hiện tại và tương lai, Tuân thủ các quy định về môi trường ở từng nước
•Tăng sự tham gia của lãnh đạo và nhân viên vào quản lý môi trường
•Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thu
•Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới
•Quản lý các mỗi nguy về môi trường
•Chứng minh rằng tổ chức của bạn là một tổ chức có trách nhiệm với tương lai
• Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng họ đang làm việc trong một tổ chức thân thiện với môi trường
• Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan thông qua các chiến lược truyền thông
• Đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh bằng cách kết hợp các vấn đề môi trường vào quản lý kinh doanh
 • Cung cấp một lợi thế về tài chính và lợi thế cạnh tranh thông qua hiệu quả cải tiến và giảm chi phí
• Khuyến khích các hoạt động môi trường tốt hơn bằng cách tích hợp chúng vào hệ thống kinh doanh của tổ chức


Lợi ích của ISO 9001:2015


Tại sao tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một ý tưởng tốt cho tổ chức của bạn? Các công ty lớn và nhỏ đều đã gặt hái được rất nhiều thành quả và lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn này. Những lợi ích của ISO 9001:2015 không hề là cường điệu một chút nào. Dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015:


Lợi ích của ISO 9001:2015

1. Tăng uy tín và hình ảnh trên thị trường, tăng thị phần trong và ngoài nước
2. Quá trình hội nhập tốt hơn
3. Chất lượng và cải tiến liên tục là hoạt động trung tâm của doanh nghiệp
4. Tiếp cận Quản lý rủi ro và cơ hội
5. Giúp tổ chức của bạn đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các quy định hiện hành.
6. Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng
7. Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
8. Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí (giảm lãng phí)
9. Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
10. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
11. Thúc đẩy sự cải tiến liên tục để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
12. Cải tiến bằng chứng cho việc ra quyết định
13. Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc
14. Tăng động lực làm việc và sự tham gia nhiều hơn của nhân viên vào quản lý chất lượng
15.  Một cách tiếp cận tích hợp các hệ thống quản lý. Với cấu trúc mới được áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO mới, tổ chức sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc áp dụng nhiều hệ thống quản lý cùng lúc (tích hợp hệ thống quản lý )
Với 15 lý do để tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015 ở trên chắc hẳn đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các lợi ích mà tổ chức có được khi áp dụng ISO 9001:2015



Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Quy trình thực hiện ISO 14001


Quy trình thực hiện ISO 14001:

1. Khởi động dự án
Chính thức tư vấn và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
2. Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp
Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất…
3. Khảo sát chi tiết các hoạt động
Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001
4. Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu
EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Tư vấn tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác
5. Đánh giá hiệu lực đào tạo
Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Tư vấn sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt



6. Lập kế hoạch chi tiết
Tư vấn sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn
7. Soạn thảo hệ thống tài liệu
Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất
8. Đo đạc thông số môi trường
Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp
9. Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có)
Sau khi có kết quả đo môi trường, tư vấn và doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
10. Xem xét hệ thống tài liệu
Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết
11. Áp dụng
Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khoá đào tạo vận hành ở giai đoạn này.
12. Đào tạo đánh giá nội bộ
Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 
13. Đánh giá nội bộ lần 1
Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ
14. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
15. Đánh giá lần 2
Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ
16. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục
17. Xem xét của lãnh đạo
Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống
18. Đăng ký chứng nhận
Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Tư vấn và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận
19. Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch
20. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
21. Nhận giấy chứng nhận
Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý. VIETCERT cam kết cung cấp cho khách hàng một dịch vụ: Chuyên nghiệp – hiệu quả. Chúng tôi luôn lắng nghe mọi khó khăn để tư vấn và xây dựng cho doanh nghiệp hệ thống quản lý tối ưu nhất


CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU NÀO CẦN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – Ms.Chân – 0903 370 760

CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU NÀO CẦN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – Ms.Chân – 0903 370 760
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính. Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Trong một ngày có rất nhiều các cont hàng vận chuyển từ Việt Nam cũng có rất nhiều đơn hàng vận chuyển đến Việt Nam quá trình XNK đó đem lại rất nhiều lợi ích cho các công ty, xí nghiệp và nhà nước. Tuy nhiên, việc mang một mặt hàng  sang bất cứ quốc gia nào không phải là việc tùy ý mà các mặt hàng đó được nhà nước quản lý nghiêm ngặt. Vậy tại sao có mặt hàng lại phải kiểm tra chất lượng có mặt hàng lại không phải kiểm tra.
Theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007 quy định: Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Theo quy định của Luật này thì tất cả các hàng hóa, sản phẩm thuộc nhóm 2 đều phải thực hiện kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy. Do đó một số mặt hàng mà bạn nhập khẩu nếu nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thì Hải quan bắt bạn phải tới cơ quan kiểm tra chuyên nghành để kiểm tra.
Liên hệ ngay với Ms Chân để được hỗ trợ chi tiết nhất:
Tel: 0903 370 760

CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY – Ms.Chân – 0903 370 760 ???

CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY – Ms.Chân – 0903 370 760 ???
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính. Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các nhà sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc danh mục bắt buộc phải tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng nhận sản phẩm phù hợp với các Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và/ hoặc QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ.
Theo QCVN4:2009/BKHCN:
Chứng nhận theo Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nhà máy. Áp dụng với hàng sản xuất trong nước. Giấy chứng nhận hợp quy sẽ có giá trị trong vòng 3 năm.

Chứng nhận theo Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình. Áp dụng với hàng nhập khẩu. Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho một lô hàng nhập khẩu..
Liên hệ ngay với Ms Chân để được hỗ trợ chi tiết nhất:
Tel: 0903 370 760

CÁC NHÓM HÀNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY – Ms.Chân – 0903 370 760

CÁC NHÓM HÀNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY – Ms.Chân – 0903 370 760
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính. Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 22000, HACCP, VietGap
Nhóm sản phẩm xi măng, clanhke xi măng
Nhóm sản phẩm kính xây dựng
Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng
Sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe
Sứ vệ sinh
Bê tông, vữa
Gạch, đá ốp lát
Cửa sổ, cửa đi
Vật liệu xây.

Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng: ống nhựa PVC-U (ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo); sản phẩm nhôm, hợp kim nhôm định hình; vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm trên cơ sở gỗ.
Liên hệ ngay với Ms Chân để được hỗ trợ chi tiết nhất:
Tel: 0903 370 760