Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA ISO 9001:2015 SO VỚI PHIÊN BẢN ISO 9001:2008-0905935699
Phiên bản mới ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/09/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008) với những thay đổi đột phá, giúp doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổ chức ISO kỳ vọng có thể duy trì đến 25 năm.
Cấu trúc: Bản dự thảo ISO 9001:2015 DIS tuân theo cấu trúc cao cấp mới, nhằm tương thích với những yêu cầu của hướng dẫn ISO và bao gồm 10 mục chính sau đây:

1. Phạm vi

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Bối cảnh của tổ chức

5. Lãnh đạo

6. Hoạch định

7. Hỗ trợ

8. Quá trình hoạt động

9. Đánh giá thực hiện

10. Cải tiến

Tóm tắt những thay đổi căn bản

- Thuật ngữ “sản phẩm” được thay thế bằng “sản phẩm và dịch vụ”.

- Khái niệm “thông tin được văn bản hóa” sẽ thay thế “tài liệu và hồ sơ”. Mục đích đem đến sự linh động hơn cho người sử dụng. Những quy trình văn bản vốn được yêu cầu trước kia sẽ không còn cần thiết.

- “Môi trường thực hiện các quá trình vận hành” thay cho “môi trường làm việc”: môi trường cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức nhằm đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ, bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội, tâm lý môi trường và các yếu tố khác (môi trường làm việc, môi trường sản xuất, môi trường vận chuyển, …).

- Định nghĩa “sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài”sẽ rõ ràng hơn “sản phẩm mua ngoài” của phiên bản năm 2008.

- “Nhà cung cấp” được thay thế bằng “nhà cung ứng bên ngoài”.

- “Các bên quan tâm” là thuật ngữ mới được sử dụng trong bản dự thảo, là những cá nhân và tổ chức có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi các hành động và quyết định của tổ chức.

- Bối cảnh của tổ chức: Cơ cấu khung mới đã giới thiệu 2 điều khoản mới liên quan đến bối cảnh của tổ chức. Phần này sẽ bao gồm các yêu cầu liên quan đến sự thấu hiểu về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, nhu cầu và kỳ vọng của các bên quan tâm. Ngoài ra, bất kỳ vấn đề nội bộ, bên ngoài và những điều kiện khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tổ chức cũng như kết quả dự kiến đều phải được xác định. 

- Tiếp cận theo quá trình: Bản dự thảo tiếp cận vấn đề này rõ ràng và dứt khoát hơn qua mục 4.4 “hệ thống quản lý chất lượng và quá trình của hệ thống”, mục này liệt kê tất cả những yêu cầu căn bản của một phương pháp tiếp cận quản lý theo quá trình. Đầu vào và đầu ra của từng quá trình phải được xác định rõ ràng.

- Mục tiêu: Không chỉ đơn giản là thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động như phiên bản 2008. Về việc đạt được các mục tiêu đã đưa ra, bản dự thảo cho thấy rằng tổ chức cần phải xác định điều gì sẽ được thực hiện, những nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm, thời điểm hoàn thành và việc thực hiện các hành động để đạt được các mục tiêu đề ra.

- Nhận diện rủi ro và cơ hội: Bản dự thảo cho thấy không có điều khoản riêng biệt cho “hành động phòng ngừa” vì việc áp dụng công cụ phòng ngừa vốn là tiêu chí chính của một hệ thống quản lý chất lượng. Thay vào đó, phương thức tiếp cận trên cơ sở đánh giá rủi ro được đề cập tại nhiều điều khoản trong phiên bản này, từ mục đánh giá rủi ro tại khoản 4.4, mục 5.5.1 liên quan đến vấn đề về lãnh đạo, khoản 6.1 “hành động nhận diện rủi ro và cơ hội”, khoản 8.1 “hoạch định và kiểm soát hoạt động” và khoản 9.3 “xem xét của lãnh đạo”.


- Sự lãnh đạo: Khoản 5 trước đó là “trách nhiệm của lãnh đạo” được thay thế bằng “sự lãnh đạo”. Lãnh đạo cao nhất sẽ được yêu cầu tham gia tích cực trong các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. Những trách nhiệm vốn trước kia thuộc đại diện chất lượng, nay sẽ được gắn liền vào ban lãnh đạo cấp cao.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT- 0905935699
1. ĐÁ ỐP LÁT TỰ NHIÊN LÀ GÌ?
     Đá ốp lát tự nhiên là loại đá tự nhiên được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomite trong suốt quá trình chuyển động, tái tạo và biến đổi không ngừng của thiên nhiên. Hiện nay, đá ốp lát tự nhiện chủ yếu được khai thác và chế biến thành đá tấm đá khố dùng làm vật liệu để ốp lát trong ngành xây dựng, trang trí nhà của được áp dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
     Đá tự nhiện sẽ bao gồm:

  •  Đá cẩm thạch, đá marble (đá biến chất)
  • Đá hoa cương, đá granite (đá magma)
  • Đá trầm tích (đá vôi-travertine)
2. ĐÁ ỐP LÁT TỰ NHIÊN CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY HAY KHÔNG?
      Đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD
      Đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng
3. CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT LÀ GÌ?
     Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa, VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc.
4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO ỐP LÁT VỚI DOANH NGHIỆP 
– Chứng nhận hợp quy là chấp hành pháp luật

– Tạo được niềm tin cũng như một phần ấn tượng đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới

– Tạo điều kiện thanh toán công trình nhanh chóng, đơn giản hơn

– Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận hợp quy
Viện Năng Suất Chất Lượng Deming
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy Gạch 

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI MUỐN CHUYỂN ĐỔI SANG ISO 9001:2015 - 0905727089

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG 

GÌ KHI MUỐN CHUYỂN ĐỔI SANG 

ISO 9001:2015


ISO 9001 là tiêu chuẩn nêu ra các yêu cầu có tính bao quát đầy đủ các yếu tố đối với một hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ việc ký kết hợp đồng.



Kết quả hình ảnh cho iso 9001 2015


Những Doanh Nghiệp đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có mong muốn chuyển đổi sang phiên bản mới cần thực hiện những nội dung dưới đây:
–          Nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 9001:2015
–          Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng
–          Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho tổ chức, doanh nghiệp
–          Rà soát lại cấu trúc của hệ thống tài liệu
–          Bổ sung/duy trì các thông tin dạng văn bản(các tài liệu mới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng
–          Xác định bối cảnh của tổ chức, doanh nghiệp
–          Xác định các bên liên quan có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng
–          Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
–          Phân công lại trách nhiệm quyền hạn (nếu có thay đổi)
–          Ban hành lại Chính sách chất lượng (nếu có thay đổi)
–          Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO 9001:2015
–          Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về hệ thống quản lý chất lượng, về Chính sách chất lượng cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, doanh nghiệp
–          Xây dựng các mục tiêu, kế hoạch thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng
–          Xác định và đánh giá rủi ro và cơ hội
–          Lưu giữ các thông tin dạng văn bản (hồ sơ) theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng
–          Thiết lập các quá trình vận hành
–          Xem xét quá trình thiết kế (nếu áp dụng hoạt động Thiết kế0
–          Kiểm soát các quá trình cung cấp từ bên ngoài.
–          Đánh giá kết quả thực hiện
–          Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2015
–          Thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mới
–          Thực hiện hoạt động Xem xét của lãnh đạo
–          Liên hệ với các tổ chức chứng nhận để được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

LỢI ÍCH CỦA ISO 9001 ĐỐI VỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  • Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
  • Củng cố uy tín của lãnh đạo.
  • Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
  • Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
  • Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
  • Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
  • Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
  • Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
  • Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

TỪ NGÀY 15/9/2018 CÁC CƠ SỞ ÁP DỤNG ISO 9001:2008 PHẢI HOÀN TẤT VIỆC NÂNG CẤP CHUYỂN ĐỔI SANG PHIÊN BẢN ISO 9001:2015


TỪ NGÀY 15/9/2018 CÁC CƠ SỞ ÁP DỤNG ISO 9001:2008 PHẢI HOÀN TẤT VIỆC NÂNG CẤP CHUYỂN ĐỔI SANG PHIÊN BẢN ISO 9001:2015
Nhằm đáp ứng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế, ngày 15/9/2015, phiên bản ISO 9001:2015 chính thức ra đời thay thế phiên bản ISO 9001:2008.
          Theo đó, Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF) cho phép các tổ chức được chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn phiên bản ISO 9001:2008 có thời gian 3 năm để chuyển đổi nâng cấp sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Như vậy, các giấy chứng nhận được cấp theo phiên bản ISO 9001:2008 hết hiệu lực áp dụng kể từ ngàu 15/9/2018 và kể từ thời điểm này hiển nhiên các tổ chức đánh giá chứng nhận bắt buộc đánh giá theo chuẩn mực ISO 9001:2015.

Qua đây, VIETCERT cung cấp một số lưu ý tham khảo trong quá trình các đơn vị tự chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015 như sau:
  • Soát xét hệ thống quản lý so với các chuẩn mực mới theo phiên bản ISO 9001:2015;
  • Đào tạo cập nhật các điểm mới của phiên bản ISO 9001:2015 các nhân nhân viên có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị (nghĩa là có tham gia vào quá trình áp dụng);
  • Lập kế hoạch chuyển đổi, gồm các công đoạn thiết lập tài liệu, áp dụng và ban hành áp dụng,…
  • Biên soạn, cập nhật hệ thống theo yêu cầu mới của ISO 9001:2015 ;
  • Ban hành áp dụng ;
  • Đánh giá nội bộ để xem xét tính hiệu lực của hệ thống theo phiên bản mới;
  • Đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015
·        Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
·     Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898



 CHỨNG NHẬN HỢP QUY KÍNH XÂY DỰNG
0905935699
Kính xây dựng là vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16;2017/BXD, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu  trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhóm sản phẩm kính xây dựng cần phải chứng nhận và công bố hợp quy: 
  • Kính nổi

  • Kính màu hấp thụ nhiệt

  • Kính phủ phản quang

  • Kính phủ bức xạ thấp
  • Kính gương tráng bạc
Phương thức đánh giá:
- Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0905935699 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.