Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Lợi ích của ISO 22000?


ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000HACCP là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).
Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Đến đây bạn đã nắm được ISO 22000 là gì rồi phải không?
Lợi ích của ISO 22000?
10 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm là gì?
1.     Tuân thủ yêu cầu pháp luật
2.     An toàn thực phẩm khi sử dụng
3.     Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
4.     Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
5.     Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
6.     Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
7.     Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
8.     Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
9.     Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
10.   Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Trên đây là 10 lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018


Chứng nhận hợp quy sản phẩm gạch phù hợp QCVN 16:2014/BXD


Liên hệ: Ms Van - 0905539099 để được tư vấn tốt nhất!
Chứng nhận hợp chuẩn, công bố chất lượng sản phẩm thuộc các Bộ ngành quản lý




Khi sử dụng các sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của chúng. Người sản xuất hay người kinh doanh, vì vậy, luôn cố gắng chứng minh về sản phẩm của mình để các khách hàng yên tâm sử dụng. Họ có thể tự khẳng định thông qua quảng cáo trên nhãn sản phẩm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, sự khẳng định chắc chắn và đáng tin cậy nhất là từ một bên độc lập.  
Chương trình chứng nhận sản phẩm của VietCert là một chương trình được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế với phương pháp, thủ tục rõ ràng, được đánh giá và công nhận bởi JAS-ANZ, thành viên của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế IAF, sẽ là một sự đảm bảo tin cậy cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Người tiêu dùng có thể nhận biết điều này thông qua dấu hiệu chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam do VietCert cấp gắn trên sản phẩm được chứng nhận.     
Tiêu chuẩn sử dụng để chứng nhận có thể là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (như JIS của Nhật, BS của Anh, ASTM của Mỹ, GB của Trung Quốc...) hay các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC...). Điều này tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình tới nhiều nước và khu vực khác nhau.



Hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA SINH CỦ CHI













TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT

Chuyên gia đánh giá: Lê Khắc An
Mobile: 0905.875.992
Skype: Khắc An
Website: www.vietcert.org

ĐÁNH GIÁ ISO 9001:2015 TRONG SẢN XUẤT BÌNH THUỐC TRỪ SÂU TẠI CÔNG TY TNHH KWANG SUNG SPRAYERS













TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT

Chuyên gia đánh giá: Lê Khắc An
Mobile: 0905.875.992
Skype: Khắc An
Website: www.vietcert.org

Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:


Ngày 26/07/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về “Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”.
Thông tư Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2017, tuy nhiên, trước khi văn bản này có hiệu lực, bạn vẫn có thể tham khảo các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm Thông tư này) để xây dựng TCCS và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật.
Sau ngày 26/01/2017, khi Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực bạn có thể thực hiện các bước để được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đưa sản phẩm vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT “Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;…“.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).
- Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (do Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại thành lập và thực hiện khảo nghiệm).
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898


DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện, điện tử (QCVN 4:2009/BKHCN).
–         Thông tư 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ khoa học và công nghệ
–         Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về việc chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và công bố hợp chuẩn hợp quy.
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ:
·        Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
·        Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng.
·        Máy sấy tốc và các dụng cụ làm đầu khác
·        Ấm đun nước
·        Nồi cơm điện
·        Quạt điện
·        Bàn là điện
·        Lò vi song
·        Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động)
·        Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V
·        Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng
·        Dụng cụ pha chè hoặc cà phê
·        Mấy sấy khô tay
PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
–         Sản xuất trong nước: Phương thức 5
–         Nhập khẩu: Phương thức 7
HỒ SƠ CUNG CẤP:
Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
Giấy đăng ký kinh doanh
Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm
Sơ đồ quy trình sản xuất
1.     Mẫu phục vụ thí nghiệm
Danh sách sản phẩm đăng ký

-Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng( Sale Contract), Hóa đơn (Invoice), Packlinst, Vận đơn( Bill of Lading),Tờ khai Hải quan, CFS( Nếu có)

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
 Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy
 Bước 2: Cung cấp các thông tin về công ty, về sản phẩm theo yêu cầu
 Bước 3: Tiến hành đánh giá hợp quy + Lấy mẫu phục vụ thí nghiệm
 Bước 4: Kiểm tra, đối chiếu kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm so với mức Quy định theo thông tư hướng dẫn
 Bước 5: Cấp chứng chỉ
  Bước 6: Lập hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện, điện tử

Bước 1: Mang đơn đăng ký KTNN lên TDC ( chi cục tiêu chuẩn đo lương chất lượng) nơi mở tờ kai xin giấu xác nhận (04) bản), TDC tiếp nhận 2 bản, trả lại 02 bản
Bước 2: Mang 02 bản ra Hải quan nộp để thông quan hàng hóa( nhưng chưa được bán)
Bước 3: VietCert tiếp nhận thông tin hồ sơ nhập khẩu, hỗ trợ làm đơn đăng ký và cử chuyên giá xuống lấy mẫu, tiến hành thử nghiệm và ra kết quả
Bước 4: Nếu kết quả đạt, Cấp giấy Chứng nhận Hợp Quy
Bước 5: Doanh Nghiệp bổ sung giấy chứng nhận hợp quy tại TDC
Một số giấy tờ cần bổ sung:
+Giấy chứng nhận hợp quy được cấp
+Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của nước xuất xứ
+Tờ khai
+Mẫu nhãn hàng hóa có gắn dấu HQ
+Hình ảnh sản phẩm

LƯU Ý: Nơi nộp hồ sơ công bố hợp quy
CÔNG BỐ HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ tại SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NƠI DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hồ trợ!
Mr Thắng 01225 585 898 hoặc 0903 525 899


Ộ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Sau gần 1 năm qua nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu xây dựng đã được ban hành thay thế. 
Cơ bản nội dung QCVN 16:2017/BXD có một số điểm mới sau:
Về nguyên tắc công bố hợp quy:
a) Công bố hợp quy phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy: 
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
- Cửa đi, cửa sổ
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
- Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
Về phương thức chứng nhận hợp quy:
- Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898